Theo Nghị định 59/2022 có hiệu lực từ ngày 20-10, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử. Tài khoản này được dùng cho các việc sau đây.
2. Nghị định về định danh và xác thực điện tử chính thức có hiệu lực thi hành
Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022, trong đó quy định thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Cụ thể, thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản. Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Nghị định cũng quy định về khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trong đó, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua Nền tảng định danh và xác thực điện tử.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn.
Chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử (trừ thông tin sinh trắc học) và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với cá nhân, tổ chức khác qua ứng dụng VNelD.
Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau:
1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử
- Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
- Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
- Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
* Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
- Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
- Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
* Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Chính thức sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như căn cước công dân
Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2, tương đương như sử dụng thẻ căn cước công dân khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.
Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022. Theo Nghị định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp tài khoản định danh điện tử, nếu chưa đủ 14 tuổi hoặc được giám hộ thì được đăng ký theo tài khoản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Quy định này cũng áp dụng tương tự với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Tài khoản định danh điện tử có hai mức độ. Mức độ 1 bao gồm các thông tin số định danh cá nhân, họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh, giới tính và ảnh chân dung. Mức độ 2 bao gồm các thông tin như mức độ 1 và vân tay.
Đối với mức độ 1, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để chứng minh các thông tin cá nhân đã được tích hợp vào tài khoản. Ở mức độ 2, do đã tích hợp dấu vân tay, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài, khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.
Tài khoản mức độ 2 còn có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Để đăng ký tài khoản định danh mức độ 1, công dân cần có thẻ CCCD gắn chíp, sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNEID.
Tiếp đó, công dân sử dụng ứng dụng VNEID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNEID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNEID.
Tiếp theo, cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNEID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Để đăng ký tài khoản định danh mức độ 2, công dân cần có CCCD gắn chíp. Tiếp đó, công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Tại đây, công dân xuất trình thẻ CCCD gắn chíp, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu CCCD và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cuối cùng, cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNEID, hoặc tin nhắn SMS, hoặc địa chỉ thư điện tử.
Trường hợp công dân chưa có thẻ CCCD gắn chíp, cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ CCCD
Đến hết ngày 31/12/2022, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ hết hạn sử dụng. Thay thế cho 2 loại giấy tờ này là 7 phương thức khác, trong đó có sử dụng ứng dụng VNEID hiển thị các thông tin trên thiết bị điện tử. Do đó, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 sẽ rất cần thiết với người dân khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng.
Nếu mất kiểm soát tài khoản định danh của mình hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình thì cần báo ngay cho lực lượng Công an theo số 19000368 để được hỗ trợ.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ, KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ TRÊN ỨNG DỤNG VNEID
Bộ Công an đang triển khai hiệu quả ứng dụng VNEID trong giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường số. Cách thức đăng ký và sử dụng ứng dụng VNEID đơn giản, thuận tiện, góp phần phục vụ người dân giảm bớt các giấy tờ cần mang theo và có thể đăng ký nhiều thủ tục hành chính.
Các bước kích hoạt tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử trên ứng dụng VNEID như sau:
Bước l: Tải ứng dụng
+ Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android: Trên thiết bị di động, người dân mở ứng dụng CH Play => Tại thanh công cụ tìm kiếm => Tìm từ khoá “VNEID” => Sau khi App cần tải hiển thị => Chọn “Cài đặt” để tải ứng dụng VNEID về máy.
+ Đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS: Trên thiết bị di động, người dân mở ứng dụng App store => Tại mục Tìm kiếm => Tìm từ khoá “VNEID” => Sau khi App cần tải hiển thị => Chọn “Nhận” để tải ứng dụng VNEID về máy.
Bước 2: Mở ứng dụng
Sau khi tải xong, người dân ấn vào ứng dụng VNEID trên màn hình chính hoặc chọn “Mở” trên App Store/CH Play để bắt đầu sử dụng.
Bước 3: Đăng ký tài khoản ứng dụng VNEID
Tại màn hình đăng ký, công dân điền số định danh cá nhân và số điện thoại của mình để đăng ký => Sau khi nhập thông tin hợp lệ, ấn “Đăng ký” thì hiển thị giao diện quét mã QR code thẻ CCCD, người dân đưa mã QR trên thẻ CCCD gắn chip vào khung hình => Trường hợp quét QR code hợp lệ hệ thống tự động điền các thông tin trong QR code thẻ chip vào mẫu (form) đăng ký tài khoản (Trường hợp “Không quét được QR code?” hệ thống chuyển sang giao diện Nhập thông tin đăng ký tài khoản. Công dân nhập thông tin còn trống) => Sau khi ấn nút “Đăng ký”, hệ thống sẽ gửi yêu cầu xác thực thông tin sang Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư => Trường hợp “Đạt” thì hệ thống gửi tin nhắn SMS và thực hiện xác thực (Trường hợp “Không đạt” sẽ hiển thị thông báo đề nghị công dân điều chỉnh lại thông tin) => Xác thực OTP, người dân nhập mã OTP được gửi về điện thoại để tiến hành xác thực => Sau khi xác thực thành công, người dân thiết lập mật khẩu để hoàn thành việc đăng ký.
Bước 4: Đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID
Tại màn hình đăng nhập, người dân nhập số định danh cá nhân và mật khẩu vừa đăng ký để đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID.
Bước 5: Đăng ký tài khoản mức 1
Sau khi đăng nhập, lựa chọn “Đăng ký tài khoản mức 1” => Tại màn hình hướng dẫn đăng ký tài khoản mức 1, chọn “Bắt đầu” => Chọn “Tôi đã hiểu” để bắt đầu thực hiện đăng ký tài khoản mức 1 => Thực hiện quét NFC trên thẻ CCCD gắn chíp (đối với thiết bị không hỗ trợ NFC- Công nghệ kết nối không dây tầm ngắn, thì sẽ thực hiện quét mã QR Code trên thẻ CCCD gắn chíp) => Sau khi quét xong NFC (hoặc QR Code), hiển thị thông tin của người dân, chọn “Tiếp tục” để tiếp tục thực hiện chụp ảnh chân dung => Sau khi xem xong video lựa chọn “Bỏ qua” để tiến hành chụp ảnh chân dung và thực hiện chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn => Người dân kiểm tra lại thông tin, nhập địa chỉ email (không bắt buộc) và chọn “Xác nhận thông tin đăng ký” để hoàn tất đăng ký tài khoản mức 1.
Bước 6: Kích hoạt tài khoản
Sau khi công dân đăng ký tài khoản mức l xong, người dân kích hoạt bằng các cách chọn “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử” trên màn hình giới thiệu ứng dụng VNEID hoặc chọn “Kích hoạt” tại màn hình Đăng nhập => người dân nhập số định danh cá nhân và số điện thoại và ấn “Gửi yêu cầu” thì hệ thống sẽ kiểm tra mức độ tài khoản => Nếu là tài khoản ứng dụng VNEID sẽ hiển thị thông báo “tài khoản của bạn chưa được định danh điện tử”. Nếu là tài khoản mức l/mức 2 nhưng đã được kích hoạt sẽ hiển thị thông báo “Tài khoản của bạn đã thực hiện kích hoạt”. Nếu là tài khoản mức l/mức 2 chưa kích hoạt, thì sẽ kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt.
Bước 7: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt
Thiết bị đang dùng để kích hoạt không được gắn với tài khoản mức 1/mức 2 nào sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản. Hoặc thiết bị đang dùng để kích hoạt đang được kích hoạt để sử dụng với một tài khoản mức l/mức 2 khác sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản trên thiết bị khác
=> Nhập mã kích hoạt hệ thống gửi về tin nhắn SMS, người dân nhập đúng mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký => Thiết lập mật khẩu (Bước này chỉ áp dụng cho các trường hợp công dân chưa có tài khoản trước khi được phê duyệt) => Thiết lập mật khẩu (passcode): người dân thiết lập passcode gồm 6 chữ số để sử dụng cho các tiện ích trong ứng dụng => Thiết lập câu hỏi bảo mật: người dân thiết lập 2 câu hỏi và trả lời bất kỳ trong danh mục câu hỏi bảo mật để thực hiện bảo mật tài khoản.
Tổng rà soát, cập nhật, bổ sung dữ liệu đăng ký, quản lý phương tiện giao thông ở TPHCM
Ngày 6-10, Phòng Cảnh sát giao thông đường
bộ - đường sắt (PC08), Công an TPHCM đang tổng rà soát, cập nhật và bổ sung dữ liệu đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn.
Đây là một trong những nội dung công tác được đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, căn cứ danh sách xe hết niên hạn sử dụng do Cục Đăng kiểm Việt nam cung cấp và danh sách xe đã làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số, Phòng PC08 sẽ trích xuất, tách toàn bộ dữ liệu đăng ký và hồ sơ xe hết niên hạn, xe đã làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số để quản lý riêng.
Phòng PC08 lập danh sách thống kê, rút hồ sơ từng xe do đơn vị đang quản lý để rà soát, đối chiếu với dữ liệu thông tin trên hệ thống đăng ký xe. Nếu dữ liệu đăng ký xe đảm bảo đầy đủ, đúng với hồ sơ xe. Nhất là về thông tin số CCCD hoặc mã số thuế, số điện thoại của chủ xe (nếu có), số khung, số máy của xe thì xác nhận trên hệ thống đăng ký xe.
Trường hợp dữ liệu thiếu hoặc chưa chính xác hoặc bị trùng hoặc không có dữ liệu trên hệ thống... thì cập nhật, bổ sung dữ liệu trên hệ thống đăng ký xe.
Đơn vị phối hợp với cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để bổ sung hoàn thiện dữ liệu về chủ xe là cá nhân vào hệ thống đăng ký xe. Trường hợp dữ liệu đăng ký xe có số CMND hoặc CCCD, Phòng PC08 sử dụng cơ sở quản lý dân cư trên hệ thống đăng ký xe để cập nhật dữ liệu về nơi ở hiện tại của chủ xe.
Với trường hợp, dữ liệu đăng ký xe không có số CMND hoặc CCCD thì đơn vị sẽ cung cấp thông tin: Tên, địa chỉ chủ xe trong dữ liệu hệ thống đăng ký xe và đề nghị cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội xác minh, cung cấp số CCCD, nơi ở hiện tại, số điện thoại của chủ xe (nếu có). Căn cứ kết quả trả lời của cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng PC08 sẽ tiến hành bổ sung, cập nhật vào hệ thống đăng ký xe.
Đơn vị cũng phối hợp với Cơ quan thuế để cập nhật dữ liệu về chủ xe là tổ chức vào hệ thống đăng ký xe. Quá trình xác minh để thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và điều tra, giải quyết TNGT, Phòng PC08 kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, rà từng biển số xe và bổ sung kịp thời các thông tin của chủ xe. Trường hợp xe bị tai nạn phá hủy không sử dụng được thì đơn vị sẽ làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định.
Phòng PC08 sẽ cập nhật tình trạng xe mất cắp vào hệ thống đăng ký xe trên cơ sở danh sách xe mất cắp do Cơ quan điều tra cung cấp. Đơn vị phối hợp Công an cấp xã thuộc các quận, huyện, TP Thủ Đức để rà soát, bổ sung, cập nhật dữ liệu.
Bên cạnh đó, Công an an cấp xã, thành viên các Tổ Công tác thực hiện Đề án 06 khu phố, ấp, cộng tác viên... đến từng hộ dân, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp để ghi nhận thông tin của chủ xe, xe, người đang sử dụng xe trên phiếu thu thập thông tin phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.